Tổng Hợp

Các yếu tố cấu thành nên quốc gia. Những điều bạn cần biết

Quốc gia là một bộ phận quan trọng cấu thành nên quốc tế, là một khái niệm chính trị có ý nghĩa đối với người dân trên toàn thế giới. Vậy thực chất trong văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thì các yếu tố cấu thành nên quốc gia là gì? Xin mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của trường Mầm Non Ánh Dương để biết được câu trả lời.

Quốc gia là gì?

Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.

This post: Các yếu tố cấu thành nên quốc gia. Những điều bạn cần biết

Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ là gì?

Quốc gia là chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Tính đến hiện nay có khoảng 195 quốc gia trên thế giới. Định nghĩa quốc gia thường được thảo luận dưới tiêu đề “tư cách quốc gia” hay “sự hình hành quốc gia”. Thông thường các giáo trình khi đề cập đến định nghĩa về quốc gia thường bắt đầu bằng Công ước về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia năm 1933 (gọi tắt là Công ước Montevideo). Công ước này không phải là một điều ước đa phương phổ quát, mà chỉ là một điều ước gồm thành viên là 16 quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Mặc dù hạn chế về tính phổ quát, nhưng, cho đến hiện nay, Công ước Montevideo năm 1933 là văn bản pháp lý duy nhất trong luật pháp quốc tế đưa ra một định nghĩa quốc gia. Do đó, đây là điểm khởi đầu tốt để thảo luận về vấn đề này. Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.

Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như “Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á”. Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.

Tính từ “quốc gia” là dùng để chỉ mức độ quan trọng tầm cỡ quốc gia và/hoặc được chính phủ bảo trợ như “Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển…”

Về phương diện công pháp quốc tế thì một chủ thể được xem là quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau: lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Quốc gia là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật quốc tế.

Hiện nay thì thế giới có 195 quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc, bao gồm 193 quốc gia và 2 quan sát viên là Thành Vatican và Palestine.

Các yếu tố cấu thành nên quốc gia

Điều 1 của Công ước quy định: “Một quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: a) dân cư thường trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền; và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.”

Quốc gia là gì ? Khái niệm quốc gia được hiểu như thế nào ?

Theo quy định nêu trên thì Quốc gia được tạo thành từ bốn yếu tố lần lượt là: Dân cư thường trú, lãnh thổ xác định, chính quyền, khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác. Cụ thể

Lãnh thổ:

Là một trong những yếu tố cần thiết cho sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia nào, quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị trí và địa danh rõ ràng, tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình.

Dân cư:

Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia, quốc gia cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, có lịch sử truyền thống văn hóa, nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống, gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.

Chính phủ:

Là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền được nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền và quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ đối nội, đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp, hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình thức, thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế.

Như vậy, khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ, dân cư ổn định, quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào.

Khả năng tham gia vào các mối quan hệ với các quốc gia khác

Một quốc gia phải có có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình.

Nếu không đáp ứng bốn yếu tố nêu trên thì không được coi là một quốc gia. Ví dụ như: Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vaticăng là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế Vaticăng không phải là một quốc gia độc lập theo đúng nghĩa. Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòa thánh Vaticăng có lãnh thổ xác định với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4km2 và nằm trọn trong lãnh thổ của Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộ máy điều hành, có khả năng tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật quốc tế nhất định (Tòa thánh Vaticăng đã tham gia một số công ước quốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánh còn tham gia với tư cách quan sát viên của một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc…). Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh giống như một quốc gia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vaticăng lại không phải một quốc gia, vì:

+ Về lãnh thổ mà Vaticăng đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia, Vaticăng có được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa Italia và Vaticăng.

+ Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vaticăng đều là công dân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi là dân cư của Vaticăng khi họ phục vụ cho Giáo hoàng. Yếu tố dân cư không mang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ với Vaticăng.

+ Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vaticăng không phải là một thiết chế quyền lực và Vaticăng không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước Vaticăng cần phải có sự trợ giúp của Italia. Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ khác trên thế giới.

Để hiểu rõ hơn về bốn yếu tố nêu trên, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu, phân tích cụ thể từng yếu tố như sau:

Lãnh thổ quốc gia là gì?

Trình Bày Khái Niệm Lãnh Thổ Quốc Gia Được Định Nghĩa Như Thế Nào

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định.

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất. Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định gồm có đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó, quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư nhất định. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.

Lãnh thổ quốc gia trong tiếng Anh được dịch là National territory.

Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố sau:

  • Vùng đất: Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (Kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ).
  • Vùng nước: Là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Vùng nước bao gồm:+ Vùng nước nội địa

    + Vùng nước biên giới

    + Vùng nội thủy

    + Vùng nước lãnh hải

  • Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.
  • Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia
  • Vùng lãnh thổ đặc biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ nói trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay màng cờ hoặc màng dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm,…hoạt động nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ,….cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.

Dân cư thường trú

Dân cư là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Dân cư là . Tức là, trong cộng đồng dân cư quốc gia thường bao gồm hai bộ phận: công dân nước đó và người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch của nước, khác, người không quốc tịch).

Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư được pháp luật quy định như thế  nào?

Về phương diện luật quốc tế, dântập hợp không đồng nhất các cá nhân có quốc tịch khác nhau (xét về mối liên hệ pháp lý) nhưng là cộng đồng tạo nên danh nghĩa quốc gia từ phương diện thẩm quyền tài phán và quyền lực nhà nước trên phạm vi lãnh thổ nhất định cư là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp lu.ật của quốc gia đó. Địa vị pháp lý của dân cư nói chung do luật quốc gia các nước hữu quàn và luật quốc tế xác định.

Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị pháp lý cho từng bộ phân dân cư của nước mình, các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ quyền, mỗi quốc gia phải tôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, tôn trọng các cam kết quốc tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan.

Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

Vậy dân cư thường trú là tập hợp không đồng nhất các cá nhân có quốc tịch khác nhau (xét về mối liên hệ pháp lý) nhưng là cộng đồng tạo nên danh nghĩa quốc gia từ phương diện thẩm quyền tài phán và quyền lực nhà nước trên phạm vi lãnh thổ nhất định; sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Chính quyền của một quốc gia

Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lí công việc của nhà nước. Chính quyền được phân thành chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương

Chính quyền trung ương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước trung ương. Chính quyền địa phương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương. Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.

Khả năng tham gia các mối quan hệ với các quốc gia khác

Như đã trình bày, khả năng này xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình. Mỗi một quốc gia đều có chủ quyền riêng và phát sinh khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế song phương, đa phương.

Hòa bình và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Xu thế phát triển thế giới đa cực, đa trung tâm ngày càng định hình rõ nét. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển của kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chuyển dần sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang phía Đông và xuống phía Nam. Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển, lại có quan hệ kinh tế đa dạng với nhiều nước thuộc cả nhóm phát triển và đang phát triển, hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng này, tham gia vào các tập hợp lực lượng kinh tế mới để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Mỗi một quốc gia đều có phương châm hội nhập quốc tế riêng của mình, tuy nhiên đều phải thiện chí, trung thực.

Đối với Việt Nam, chúng ta hội nhập quốc tế chủ động, tích cực đi đối với độc lập và tự chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Video về Các yếu tố cấu thành nên quốc gia. Những điều bạn cần biết

Kết luận

Bài viết đã cung cấp đến các bạn câu trả lời cho câu hỏi Các yếu tố cấu thành nên quốc gia là gì? cùng với những thông tin liên quan. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button