Giáo dục

Các biện pháp tu từ đã học và cách ghi nhớ đơn giản nhất

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài Hệ thống kiến thức Các biện pháp tu từ lớp 12 được tổng hợp bởi Mầm Non Ánh Dương:

Hệ thống kiến thức Các biện pháp tu từ lớp 12 đầy đủ nhất

Không chỉ tổng hợp các biện pháp tu từ lớp 12, Mầm Non Ánh Dương còn tổng hợp tất cả các biện pháp tu từ ở các lớp dưới để có kiến thức về biện pháp tu từ đầy đủ nhất cho các em học sinh ôn luyện.

This post: Các biện pháp tu từ đã học và cách ghi nhớ đơn giản nhất

I. Các biện pháp tu từ ngữ âm

1. Điệp vần: Là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính cho câu thơ.

2. Hài thanh: Là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt.

3. Ngắt nhịp: Căn cứ vào dấu câu, vần điệu và nội dung biểu đạt mà người viết tạo nên những điểm dừng của câu văn, câu thơ nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật nhất định.

 Đối với các biện pháp tu từ ngữ âm này, thường các em học sinh sẽ hay gặp trong các tác phẩm thơ hơn so với các tác phẩm văn học thể loại truyện. Vì vậy mà các em cũng cần chú ý tới việc nhận biết và phân biệt các biện pháp tu từ ngữ âm trong các văn bản nằm trong chương trình ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia.

II. Các biện pháp tu từ từ vựng

Biện pháp tu từ lớp 12 là một trong những phần kiến thức tiếng Việt quan trọng thường xuất hiện trong phần đọc hiểu văn bản của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Để giành trọn điểm câu này trong kỳ thi THPT quốc gia các năm, thí sinh cần nắm vững được 12 biện pháp tu từ và tác dụng của mỗi biện pháp trong việc mang lại hiệu quả nghệ thuật về diễn đạt.

1. So sánh

  • Khái niệm: đối chiếu sự vật/việc này với sự vật/việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm cho lời văn.
  • Cấu tạo: Vật được so sánh – phương diện so sánh – từ so sánh – vật dùng để so sánh.
  • Phân loại: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (hơn – kém)

Ví dụ:

So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

2. Nhân hoá

  • Khái niệm: là cách gọi hay tả sự vật, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật… trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
  • Phân loại:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Cậu Vàng
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật: Tre Việt Nam.

Ví dụ:

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

3. Ẩn dụ

  • Khái niệm: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.
  • Phân loại:

+ Ẩn dụ hình tượng: Thuyền về có nhớ bến chăng…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại (Nhận đường – Nguyễn Đình Thi).

Ví dụ: 

“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

(Nguyễn Đức Mậu)

“thắp”: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành.

4. Hoán dụ

  • Khái niệm: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
  • Phân loại:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: cây toán xuất sắc, chân bóng cừ khôi…
+ Lấy dấu hiện của sự vật để gọi sự vật: Ngày Huế đổ máu – chỉ chiến tranh, áo chàm đưa buổi phân li…
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

5. Tương phản đối lập

  • Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
  • Tác dụng: có chức năng nhận thức và tăng tính biểu cảm cho diễn đạt.

Ví dụ:

“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”

(Tố Hữu)

6. Câu hỏi tu từ

  • Khái niệm: là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời, biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.
  • Tác dụng: Khẳng định, phủ định hoặc bộc lộ cảm xúc của người nói.

7. Nói giảm nói tránh

  • Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, giảm mức độ, nhẹ nhàng mềm mại thay cho cách diễn đạt bình thường để tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
  • Tác dụng: Nhận thức và biểu cảm.

Ví dụ: 

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

(Bác ơi – Tố Hữu)

8. Điệp

  • Khái niệm: Là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
  • Phân loại

+ Điệp từ
+ Điệp ngữ: Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng.

Ví dụ:

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

9. Cường điệu phóng đại (Nói quá)

  • Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ… của đối tượng được miêu tả với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng miêu tả.
  • Tác dụng: Nhận thức và biểu cảm.

Ví dụ:

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 III. Các biện pháp tu từ cú pháp

1. Điệp cấu trúc ngữ pháp

  • Khái niệm: Là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ ngữ nhất định và cùng diễn đạt một chủ đề.
  • Tác dụng: triển khai một ý hoàn chỉnh, làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt.

2. Liệt kê

  • Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng ngữ nghĩa có quan hệ gần gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương diện này đến phương diện kia, hoặc ngược lại trình tự đó.
  • Tác dụng: gây cảm xúc và ấn tượng đặc biệt với nội dung trình bày, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

3. Chêm xen

  • Khái niệm: là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc…
  • Tác dụng: bổ sung thông tin cho thành phần đứng trước nó, bộc lộ cảm xúc của người nói đối với nội dung câu nói hoặc với người nghe.

4. Đảo ngữ

  • Khái niệm: Là biện pháp thay đổi trật tự các thành phần ngữ pháp trong câu mà không làm thay đổi nội dung thông báo của câu.
  • Phân loại:

+ Đảo vị ngữ
+ Đảo bổ ngữ

  • Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung biểu đạt

********

Trên đây là hệ thống kiến thức các biện pháp tu từ lớp 12, bao gồm những kiến thức về khái niệm, tác dụng, cách nhận biết, … Cùng với đó là những vì dụ về bài các biện pháp tu từ lớp 12 mà Mầm Non Ánh Dương đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Hệ thống kiến thức Các biện pháp tu từ lớp 12

 

Hệ thống kiến thức các biện pháp tu từ lớp 12 Mầm Non Ánh Dương sưu tầm, tổng hợp nội dung chính về các biện pháp tu từ lớp 12 đã học và thường gặp trong các đề thi THPT.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button