Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng giữa kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tư liệu giúp giáo viên ôn tập định hướng ra đề kiểm tra chất lượng giữa kì 1. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề kiểm tra giữa kì 1 môn tiếng Anh 8, đề thi giữa kì 1 môn Toán 8, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8, đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8.

This post: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học

Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Các NL/KN cần đạt
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1:

Khái quát về cơ thể người

(5tiết)

– Biết được đặc điểm cấu tạo của 1 số loại cơ

– Nêu được chức năng của các loại mô.

– Lấy được ví dụ về phản xạ.

– Phân tích được cung phản xạ

– Hiểu được vai trò của hệ nội tiết và thần kinh.

– Tư duy, sáng tạo

– Sử dụng ngôn ngữ

– Phân loại, phân nhóm

– Phân tích

35%= 70 điểm

 

Số câu: 4

42,8%= 30 điểm

Số câu: 2

57,2%= 40 điểm

Số câu: 2

Chủ đề 2:

Vận động

(6 tiết)

– Nhận biết được vai trò các phần của xương ( sụn bọc đầu xương, màng xương). – Trình bày thí nghiệm chứng minh thành phần của xương. – Giải thích được vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy mau liền,vì sao cơ bắp cánh tay lại cao hơn bình thường khi gập cẳng tay – Sử dụng ngôn ngữ

– Đưa ra các tiên đoán

– Vận dụng thực tế

– H́ình thành các giả thuyết khoa học

35%= 70 điểm

 

Số câu: 4

14,3%=10 điểm

Số câu: 1

57,2%= 40 điểm

Số câu: 1

28,5%=20 điểm

Số câu: 2

Chủ đề 3:

Tuần hoàn

(5 tiết)

– Nêu được khái niệm đông máu.

– Nhận biết được các hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu.

– Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu – Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề thực tiễn. – Sử dụng ngôn ngữ

– Phân tích, giải thích

– Vẽ đối tượng

– Hình thành các giả thuyết khoa học

– T́ìm kiếm mối quan hệ

30%= 60 điểm

 

 

Số câu: 2

33,3%= 20 điểm

Số câu: 4/3

33,3%= 20 điểm

Số câu: 1/3

33,3%= 20 điểm

Số câu: 1/3

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 200 điểm= 100%

Số câu:13/3

60 điểm= 30%

Số câu:3

80 điểm= 40%

Số câu:7/3

40 điểm= 20%

Số câu:1/3

20 điểm= 10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất(3,0 điểm)

Câu 1. Cơ vân có đặc điểm là

A. các tế bào cơ dài, có nhiều nhân, có vân ngang.

B. tế bào có hình thoi, đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

C. tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.

D. tế bào ngắn, không có nhân.

Câu 2. Để các cơ quan có sự phối hợp hoạt động tốt, ta cần đảm bảo các hệ cơ quan nào là chính?

A. Tiêu hóa, bài tiết.

B. Tiêu hóa, nội tiết.

C. Nội tiết, bài tiết .

D. Nội tiết, thần kinh

Câu 3: Khi gập cẳng tay vào sát cánh tay, thấy bắp cơ trước cánh tay cao hơn bình thường là do

A. cơ hai đầu co đã kéo xương cẳng tay gập lại .

B. cơ hai đầu dãn đã kéo xương cẳng tay gập lại.

C. cơ ba đầu co đã kéo xương cẳng tay gập lại.

D. cơ ba đầu dãn đã kéo xương cẳng tay gập lại.

Câu 4. Sụn bọc đầu xương có chức năng

A. phân tán lực.

B. giúp xương to ra.

C. giảm ma sát trong khớp xương.

D. tạo ô chứa tủy đỏ.

Câu 5. Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền vì

A. thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng.

B. thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng

C. chưa có thành phần khoáng.

D. chưa có thành phần cốt giao.

Câu 6. Các bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là

A. sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.

B. tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limpho B thực hiện.

C. phá hủy các TB cơ thể đã nhiễm bệnh do TB limpho T thực hiện.

D. cả A, B và C

Câu 7. (1,0 điểm) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các loại mô

Cột A Kết quả Cột B
1. Mô biểu bì.

2. Mô liên kết.

3. Mô cơ.

4. Mô thần kinh.

1……….

2……….

3……….

4……….

a. Co, dãn.

b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các hoạt động của cơ thể.

c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết.

d. Nâng đỡ, liển kết các cơ quan.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm):

Câu 1 (1.5 điểm): Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ đó?

Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày các thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương.

Câu 3 (2.5 điểm):

a. Đông máu là gì?

b. Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu.

c. Giả sử em là bác sĩ, được phân công nhiệm vụ thực hiện truyền máu cứu bệnh nhân. Trong trường hợp này em phải làm gì để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm):

Câu Đáp án Điểm
1 B Mỗi ý 0.5 đ
2 A
3 D
4 C
5 B
6 B
7 1 – c ; 2 – d ; 3 – a ; 4 – b. Mỗi ý 0,25 đ

II. Tự luận (6,0 điểm):

Câu 1(1.5 điểm):

Đáp án Điểm
– Ví dụ về phản xạ : Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại.

– Phân tích cung phản xạ : Cơ quan thụ cảm là da báo vật nóng phát ra xung thần kinh truyền qua nơron hướng tâm về trung ương thần kinh ở đây phân tích trả lời bằng cách phát 1 xung thần kinh truyền nơron li tâm đền cơ tay làm cơ tay co giúp rụt tay lại. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.

 

 

0.5

1.0

 

Câu 2 (2.0 điểm):

TN Tiến hành thí nghiệm Nhận xét Điểm
1 Lấy 1 xương dài đem đốt, chỉ còn lại tro trắng Đó là muối vô cơ (phần còn lại là cốt giao) 1.0
2 Ngâm một xương dài vào dung dịch HCl loãng, xương vẫn còn nguyên hình dạng nhưng mềm và dẻo. Đó là chất cốt giao (các muối vô cơ đã bị hòa tan) 1.0

Câu 3 (2.5 điểm):

Đáp án Điểm
a.

– Đông máu là hiện tượng hình thành cục máu đông bịt kín vết thương

b.- Sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu:

c.

– Bước 1: Xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh bị nhận mãu nhiễm các tác nhân gây bệnh

– Bước 2: Truyền máu từ từ chống sốc cho bệnh nhân

0.5

1.0

0.5

0.5

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học năm 2022 – Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học

Tên chủ đề

(nội dung, chương)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chương I: Khái quát về cơ thể người. – Chức năng của các thành phần tế bào.

– Cơ quan ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.

– Các loại mô.

– Khái niệm, ví dụ phản xạ.

– Chức năng các loại mô.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

3 câu

1 đ

10%

1 câu

1 đ

10%

1 câu

0,33 đ

3,3%

5 câu

2,33 đ

23,3%

Chủ đề: Vận động – Nhận biết được xương to ra do đâu?

– Cấu tạo của xương.

– Ý nghĩa hoạt động co cơ

– Sự mỏi cơ

– Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động

– Các loại khớp xương

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

5 câu

1,67 đ

16,7%

1 câu

0,33 đ

3,3%

1 câu

1 đ

10%

7 câu

3 đ

30%

Chủ đề: Tuần hoàn – Các loại bạch cầu – Đặc điểm của máu, hồng cầu người

– Phân biệt các loại miễn dịch.

– Các nhóm máu ở người.

– Giải thích cơ chế đông máu.

– Vẽ sơ đồ truyền máu

– Tính nhịp đập của tim
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1 câu

0,33đ

3,3%

4 câu

1,33 đ

13,3%

1 câu

2,0 đ

20%

1 câu

1,0 đ

10%

7 câu

4,67 đ

46,7%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ

10 câu

4,0 đ

40%

7 câu

3,0 đ

30%

1 câu

2,0 đ

20%

1 câu

1,0 đ

10%

19 câu

10 đ

100%

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh học

A. Trắc nghiệm (5 điểm)

I. Khoanh tròn chữ cái đầu câu có phương án trả lời đúng nhất (4 điểm)

Câu 1. Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là

A. màng sinh chất

B. chất tế bào

C. nhân

D. các bào quan

Câu 2. Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là

A. phổi

B. cơ hoành

C. gan

D. các cơ liên sườn

Câu 3. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 4. Mô liên kết có chức năng

A. nâng đỡ liên kết các cơ quan.

B. hấp thu, bảo vệ và tiết.

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường.

D. co dãn tạo nên sự vận động.

Câu 5. Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là

A. sụn bọc đầu xương và mô xương xốp

. B. hai đầu xương và thân xương.

C. màng xương và mô xương.

D. màng xương và mô xương cứng.

Câu 6. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào

A. mô xương cứng

B. khoang xương

C. sụn xương

D. màng xương

Câu 7. Loại chất khoáng có nhiều nhất trong thành phần của xương là

A. Phốt pho

B. Sắt

C. Natri

D. Can xi

Câu 8. Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

A. Giúp cơ thể vận động.

B. Giúp cơ tăng kích thước

C. Giúp cơ thể tăng chiều dài

D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan

Câu 9. Chất thải ra trong quá trình co cơ làm mỏi cơ là

A. khí Cacbonic

B. khí Oxi

C. Axit lactic

D. chất bã

Câu 10. Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

A. Khớp giữa các đốt sống.

B. Khớp cổ chân.

C. Khớp xương sọ.

D. Khớp khuỷu tay.

Câu 11. Tiêm phòng vacxin giúp con người

A. tạo sự miễn dịch tự nhiên

B. tạo sự miễn dịch nhân tạo

C. tạo sự miễn dịch bẩm sinh

D. chữa khỏi bệnh.

Câu 12. Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là

A. bạch cầu Limpho T

B. bạch cầu Limpho B

C. bạch cầu Trung tính và Bạch cầu mono

D. bạch cầu ưa axit

Câu 13. Đặc điểm nào không có ở Hồng cầu?

A. Hình đĩa

B. Chứa huyết sắc tố

C. Hai mặt lõm

D. Nhân phân thùy

Câu 14. Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 15. Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là

A. 0,1s và 0,7s

B. 0,2 s và 0,6s

C. 0,3s và 0,5s

D. 0,4s và 0,4s

B. Tự Luận: (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Phản xạ là gì? Cho 2 ví dụ về phản xạ ở người.

Câu 2 (1 điểm) Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

Câu 3 (2 điểm)

a. Ở người bình thường, một vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần rồi ngừng hẳn là nhờ quá trình nào? Trình bày cơ chế của quá trình đó.

b. Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu.

Câu 4 (1 điểm) Ở một người, tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi trung bình 70 ml máu và trong một ngày đêm đẩy đi được 7560 lít máu. Hãy xác định số nhịp đập trung bình của tim người đó trong 1 phút?

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh

A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Mỗi câu đúng được tính 0,33 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B B C A B D D A C A B C D D C

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu Nội dung Thang điểm
1

(1 điểm)

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

– Cho đúng 2 ví dụ

0,5 điểm

0,5 điểm

2

(1 điểm)

Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:

– Hộp sọ phát triển, cột sống cong 4 chỗ.

– Xương chậu nở, xương đùi lớn.

– Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

– Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

3

(2 điểm)

a. Nhờ quá trình đông máu.

Cơ chế: Khi cơ thể bị thương, các tế bào tiểu cầu bị va vào thành vết thương bị vỡ ra đồng thời giải phóng một loại enzim đặc biệt, enzim này kết hợp với ion canxi ( Ca 2+ ) làm chất sinh tơ máu trong huyết tương biến thành tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

b. Sơ đồ truyền máu

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

4

(1 điểm)

– Đổi đơn vị thời gian một ngày đêm thành phút: 24 x 60 = 1440 phút – Thể tích máu tâm thất trái co và đẩy được trong một phút là: 7560 : 1440 = 5,25 (lít máu) = 5250 ml

– Vậy số nhịp co bóp của tim trong 1 phút là:

5250 : 70 = 75 (nhịp/phút)

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề thi

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button