Giáo dục

Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Đề bài: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

binh luan y tho sau nho cau kien ngai bat vi lam nguoi the ay cung phi anh hung

This post: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

3 bài văn mẫu Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Bài mẫu số 1: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam trong thế kỉ XIX. Ông để lại một số truyện thơ, tiêu biểu nhất là truyện Lục Vân Tiên. Qua cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ khẳng định và ngợi ca một lẽ sống đẹp.

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.

Lục Vân Tiên là một anh hùng lí tưởng của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Có biết bao tình tiết hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp này. Chiến công đánh cướp của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong một xã hội loạn lạc.

Sau khi giết chết Phong Lai, đánh tan lũ giặc sơn đài, trừ hậu họa cho nhân dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện “báo sức thù công” thì Lục Vân Tiên “liền cười” rồi đĩnh đạc nói:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

“Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Tự phủ định để đi khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa là đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.

Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quvết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo lí nhân dân đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn, bất hạnh của đồng loại, thì nhửng kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.

Hai câu thơ:”Nhớ câu kiến nghĩa bất vi /Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực.

Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mến, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.

Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược đâu dễ mà ai cũng làm được? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá, phải có tài năng mưu trí, dám xả thân vì việc nghĩa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng – Làm được thế, có phẩm chất như thế mới xứng đáng là anh hùng. “Xả thân, thủ nghĩa” là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay.

Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu mang tính nhân dân sâu sắc. Lục Vân Tiên xuống núi về Kinh ứng thí, giữa đường gặp cướp, chàng nói với dân chạy giặc:

“Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.

Chàng đã “bẻ cây làm gậy”, căm thù lên án tên tướng cướp Phong Lai:

“Tiên rằng bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

Sau đó chàng đã “tả đột hữu xông” đánh tan lũ cướp! Vân Tiên đã hành động theo đúng quan niệm người anh hùng nghĩa hiệp.

Người anh hùng nghĩa hiệp rất coi thường danh lợi. Họ trọng nghĩa khinh tài (tiền tài). Làm việc nghĩa không mảy may vụ lợi, rất coi trọng lời thề chung thủy sắt son. Tình huynh đệ tâm giao, tình sư phụ cao cả, tình đồng loại bao la, đối với họ là nghĩa nặng nghìn non, không gì có thể lay chuyển được.

Tóm lại, quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong truyện Lục Vân Tiên rất cao cả, rất đẹp. Vì anh hùng gắn với nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống giữa loan lac, rối ren, một xã hội đầy rẫy kẻ lừa thầy phản bạn, bất nghĩa bất nhân, mà Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao anh hùng nhân nghĩa, điều đó chứng tỏ cái “tâm” của ông rất sáng. Đúng như Bảo Định Giang đã ca ngợi: “Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông vằng vặc như sao bắc đẩu.

Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ một câu nói bất hủ của người xưa: “Kiến ngãi bất vi dũng giả”. “Dũng giả” là con người dũng cảm. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là con người dũng cảm. Người dũng cảm thì không sợ nguy nan, coi thường cái chết, ra sức cứu nguy phò đời. Với thanh gươm nghĩa hiệp họ sống và hành động theo phương châm: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ”. Nghĩa là: Trên đường thấy việc nghĩa liền vung đao cứu giúp, bênh vực. Các anh hùng hảo hán ngày xưa đã thẳng tay trừng trị bọn ác bá quan lại gian tham độc ác… họ hành động theo phương châm ấy. Nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều”, một con người khao khát tự do “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” đã từng tuyên bố:

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng.
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”.

Quan niệm về anh hùng của nhân dân ta rất sâu sắc. Chí bốn phương vẫy vùng là tầm vóc của đấng nam nhi, của trang anh hùng:

“Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải. Đồng Nai cũng từng”.

Quan niệm về anh hùng lại mang màu sắc thời đại. Mỗi thời đại lại có một mẫu lí tưởng về anh hùng. Trong lịch sử 1000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc ta đã có bao tấm gương anh hùng sáng chói lưu danh sử sách Với Trần Quốc Tuấn: “… Chí căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Với Nguyễn Trãi, người anh hùng phải là người nhân nghĩa, có tài năng và dũng lược, biết yêu ghét mạnh mẽ:

“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.

Nguyễn Công Trứ là nhà nho văn võ toàn tài, sống trong nửa đầu thế kỉ XIX, là một con người có nhiều công danh: “Khi Thủ khoa, khi Tam tán, khi Tổng đốc Đông…” để lại nhiều bài thơ nói về “chí nam nhi”, “chí anh hùng” bằng một giọng điệu hào hùng, một chí khí hăm hở phi thường:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.

“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong.
Chỉ những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.

Những quan niệm anh hùng, lí tưởng anh hùng của tiền nhân đều mang tính thời đại và lịch sử sâu sắc. Tổ tiên, ông cha ta đã nêu cao lí tưởng anh hùng, lẫm liệt hiên ngang xả thân vì nước vì dân, hướng về nhân nghĩa. Đó là vốn quý của dân tộc rất đáng tự hào.

Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Có biết bao anh hùng xuất hiện, đúng là “ra ngõ gặp anh hùng”. Người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc thì “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ngày xưa “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, ngày nay người phụ nữ Việt Nam mang tầm vóc thời đại mới: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi một lí tưởng anh hùng vì nghĩa cao đẹp:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam hơn thế kỉ qua, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với nhiều ngưỡng mộ:

“Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”.

Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức, đạo lí, góp phần đánh giặc vì nước vì dân:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Quan niệm anh hùng của Nguyền Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.

Bên cạnh Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn như Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự hay phần Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thu cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình

 

Bài mẫu số 2: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” vì trong đó có những nhân vật sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua câu thơ sau:

Nhớ người kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy. Nội dung câu này có thể hiểu là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng.

Tư tưởng này thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghãi một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sự nguy hiểm, không mong được ca tung, không đợi được đền bù. Cao thượng bơi vì nó có ích cho đời. Nó cứu giúp người yếu đuối khi bị bức hại; nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó khăn, nó dám chống lại quyền uy kẻ giàu sang, bạo lực kẻ côn đồ để bảo vệ công lý. Đó là qua nđiểm đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa.

Rõ ràng những người sống có lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là cao quý. Luc Vân tiên chỉ cần nghe tiếng kêu cứu của người bị nạn là xông vào giữa bọn cướp để cứu cho người khỏi nạn. Lục Vân Tiên chỉ kịp bẻ một cành cây bên đường làm vũ khỉ để “tả đột hữu xung” trước bọn cướp vừa đông đúc tàn bạo. Hoàn thành nhiệm vụ, chàng không những từ chối hành động trả ơn, còn từ chối cả thái độ biết ơn. Với chàng, sống trên đời, gặp việc như thế ai cũng phải hành động tùy sức mình. Những bạn chàng như Hớn Minh, Vương Tử Trực và cả Kiểu Nguyệt Nga nữa, trong những hoàn cảnh khác nhau, cũng đều hành động với tinh thần cao cả ấy.

Trong lịch sử nước nhà, dã có không ít những tấm gương thấy việc nghĩa thì làm như thế. Chỉ riêng trong thời đại Nguyễn Đình Chiểu, trước cuộc xâm lăng của bọn thực dân Pháp, có biết bao sĩ phu đã đứng lên, cùng nhân dân đánh giặc theo tinh thần ấy. Nhiều khi họ biết thất bại là điều khó tránh nhưng vẫn làm. Tại sao? Vì cứu cho đất nước khỏi bị xâm lăng, que hương khỏi bị giày xéo là bổn phận của mọi công dân. Tinh thần vì nghĩa ấy mạnh mẽ đến nõi như người anh hùng Nguyễn trung Trực đã nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Lối sống “vì việc nghĩa”, “sẵn sàng làm việc nghĩa” ấy vẫn là một lối sống đáng ca ngợi trong thời đại chúng ta. Nếu có điều cần làm rõ và nhấn mạnh trong lối sống ấy thì đó là: cần xác định thế nào là việc nghĩa. Việc nghĩa phù hợp chính nghĩa của thời đại, việc có ích cho nước, có lợi cho dân. Bởi thế, Lê Văn Tám tự đốt mình làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng giặc, Bế Văn Đàn lấy thân là mgias súng để bắn giặc, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, …

Hôm nay trong cuộc sống bình thường, có những thanh niên bình thường, một anh xích lô, một anh dân phòng, dám một mình đánh cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có những người, không sợ thù oán, dá, dũng cảm tố cáo tôi ác bọn lưu manh hay những kể lộng quyền. họ chính là những Lục Vân Tiên thời này ….

Sống cao thượng, sống anh hùng bao giờ cũng là lối sống hấp dẫn thế hệ trẻ chúng ta. Nhưng không phải chờ đến việc anh hùng mới có thể sống theo lối sống anh hùng. Không phải đợi đến việ lớn mới làm việc nghĩa. Có những việc nghãi rất bình thường. Phải biết làm và tập làm việc nghĩa từ những việc nhỏ nhặt như thế. Dắt một em bé, một người già, một người tàn tật qua đường, tham gia dạy một lớp học tình thương, chia sẻ với các em bé mồ côi món tiền ăn sáng của mình, tham gia một đợt công tác cứu trợ xã hội, … tất cả đều là việc nghĩa.

Dân tộc Việt nam là một dân tộc giàu nhân nghĩa. Tuy không phải ai cũng trở thành anh hùng nhưng lối sống anh hùng sẵn sàng làm việc nghĩa là lối sống chung của đại đa số nhân dân ta. Lối sống đẹp đó dã trở thành phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam.

 

Bài mẫu số 3: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Nguyễn Đình Chiểu được mệnh danh là ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam, những tác phẩm mà ông viết ra đều hướng tới nhân dân và những điều trượng nghĩa, chính vì vậy trong nhiều tác phẩm ông đã đề cập đến nhân nghĩa của những người anh hùng đó là những điều mang lại nhiều giá trị cho tác phẩm của ông, nổi bật lên có câu kiến ngãi bất vi làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu ngoài có ý nghĩa giáo dục con người nên sống đúng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình như vậy mới xứng đáng là những con người sống trong xã hội lúc bấy giờ. Những người anh hùng trong đất nước lên sống và phục vụ cho nhân dân cho dân tộc. Câu nói kiến ngãi bất vi làm người thế ấy cũng phi anh hùng câu này có ý muốn nói nếu làm như vậy thì không xứng đáng là những người anh hùng trong dân tộc, câu nói đó đã mang lại nhiều những giá trị to lớn cho con người không chỉ hôm nay và còn nhiều năm sau nữa. Với tình hình xã hội lúc bấy giờ những câu nói mang giá trị to lớn đó đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống cũng như giá trị của con người, nó không chỉ để lại những bài học về giá trị làm người, còn giáo dục tư cách và đạo đức của những con người sống trong xã hội này.

Người anh hùng trong dân tộc cần phải làm những điều xứng đáng với danh tiếng và nhiệm vụ của mình, trong bài tác giả nhằm nói tới những con người có tiếng và có quyền lực nhưng họ lại chưa làm những điều giúp cho dân cho nước để dân chúng không phải chịu những đau đớn và tủi hổ, những cuộc tàn xát của kẻ thù trước nhân dân làm cho Nguyễn Đình Chiều cảm thấy xót xa và những lời nói mà ông viết ra đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân chúng, cả cuộc đời của người luôn luôn hướng tới dân tộc, lo cho cuộc sống của nhân dân, mong muốn nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm cho nhân dân không phải chịu những cực khổ. Những điều đó đã mang lại cho ông nguồn cảm hứng mạnh mẽ để viết lên các tác phẩm hay và mang giá trị, nhiều tác phẩm đã mang lại cho ông danh tiếng đến muôn đời, ông không hổ danh là ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam. Tuy mắt không sáng nhưng tâm hồn của ông vô cùng trong sáng và thuần khiết, một nhà văn của dân tộc.

Những câu thơ mang tầm giá trị và khuyên ngăn con người đã tác động đến cuộc sống cũng như những hành động của bậc anh hùng trong dân tộc, nên sống đúng đắn và thực hiện những điều có ý nghĩa mang lại giá trị và hạnh phúc đối với mỗi con người, mỗi chúng ta đều luôn luôn học hỏi được từ những câu nói mang tầm ý nghĩa cao lớn của ông. Câu nói trên không chỉ là những bài học kinh nghiệm to lớn đối với bậc anh hùng xưa mà còn có tác động lớn đối với ngày nay. Mỗi người có trọng trách đối với đất nước cần làm những điều mang lại giá trị cho dân tộc của mình, cần ý thức được nhiệm vụ và vai trò của mình đối với dân tộc, mỗi người sẽ học hỏi và làm nên những điều tốt nhất cho dân tộc, làm cho nhân dân được ấm no, hòa bình và sống những giây phút hòa bình, thanh thản và góp phần vươn lên trong cuộc sống.

Những người anh hùng trong dân tộc cần phải biết đặt lợi ích của dân tộc, của dân chúng lên hàng đầu, giống như anh hùng Lục Vân Tiên trong thơ ca của Nguyễn Đình Chiểu đây là một con người trượng nghĩa, đã sẵn sàng giúp đỡ những con người khó khăn trong cuộc sống để có được những lòng thương mến của dân chúng, hết mình vì dân tộc, hy sinh sẵn lòng giúp đỡ người dân khi gặp khó khăn và gian nan vất vả, cả cuộc đời của Lục Vân Tiên hướng tới dân chúng, và đây chính là hình tượng người anh hùng chân chính trong con mắt của Nguyễn Đình Chiểu, những hình ảnh mang lại nhiều giá trị và nó góp phần to lớn vào công cuộc thực hiện những điều mang lại giá trị và những điều tốt đẹp nhất. Trong thơ ca của Nguyễn Đình Chiều luôn hướng tới cái đẹp cái cao thượng chính vì vậy nhiều câu thơ đã thức tỉnh những con người sống trong xã hội ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của chính mình đối với dân tộc của mình.

Những con người luôn nghỉ tới bản thân mình không lo cho cuộc sống của dân chúng thì không xứng đáng làm những con người anh hùng trong xã hội, đó chỉ là những danh vọng chứ thực chất thì không làm được điều gì mang lại giá trị cho cuộc sống của người dân đúng như Nguyễn Đình Chiều nói “làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, câu nói không chỉ tố cáo những người có quyền lực và trọng trách đối với dân tộc đối với đất nước nhưng không làm đúng những nhiệm vụ và trách nhiệm của chính mình, làm người như vậy không xứng đáng là những con người anh hùng sống trong xã hội này, những câu nói đã mang lại nhiều những giá trị to lớn cho mỗi con người, lúc đó thức tỉnh được ý thức và trách nhiệm của những con người đang sống trong xã hội đó biết được ý thức và nhiệm vụ của chính mình đối với một dân tộc đang lâm vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn và vất vả khi phải đối mặt với kẻ thù.

Làm người nên hiểu và thấu hiểu nỗi đau mà dân chúng phải chịu đựng mới chính là những con người anh hùng, luôn biết đề cao những phẩm chất cao đẹp và đề cao trượng nghĩa, trong xã hội lúc bấy giờ Nguyễn Đình Chiểu đã nhận ra những con người vô danh nhưng họ thực sự là những con người anh hùng và đáng được khen ngợi nhưng bên cạnh những con người đó lại có những con người không có đóng góp gì cho dân tộc của mình, chỉ là những con người nắm trọng trách bảo vệ dân chúng nhưng không làm được việc gì mang lại ý nghĩa cho con người, những con người đó không xứng đáng là bậc anh hùng đại nghĩa trong xã hội lúc bấy giờ. Mang danh nhưng không làm được việc gì đó chỉ làm cho dân chúng kinh bỉ và coi thường, và rồi hiểu và thấu hiểu được điều đó Nguyễn Đình Chiểu đã cho nó vào thơ ca của mình.

Qua những câu thơ này nó đã mang lại cho ông những giá trị to lớn và không chỉ đem lại những giá trị sống có ý nghĩa mà còn để lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với đất nước đối với dân tộc. Những con người đang giữ những nhiệm vụ quan trọng đối với đất nước đối với dân tộc nên sống và làm những điều xứng đáng với sự kì vọng của dân chúng và trọng trách của chính bản thân mình, làm những điều như vậy họ mới thực sự trở thành những con người trọng nghĩa khí và hết lòng phục vụ cho dân chúng. Không chỉ ngày nay mà ngày xưa cũng rất cần những con người luôn luôn biết đặt lợi của dân tộc lên hàng đầu, họ là những con người đem lại giá trị cho chính cuộc sống của mình, những người sống và biết lo cho chính cuộc sống của người khác. Điều đó không chỉ đem lại cho nhân dân một cuộc sống tự do hạnh phúc mà đất nước sẽ ngày càng phát triển khi xuất hiện những con người như vậy.

Câu nói của Nguyễn Đình Chiều ngoài có giá trị tố cáo những con người không biết thực hiện những điều có giá trị và ý nghĩa cho chính dân tộc của mình, còn có ý nghĩa giáo dục lại những bậc anh hùng trong dân tộc cần phải biết được trách nhiệm và vai trò của mình đối với dân tộc để từ đó làm nên những điều ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Những con người trượng nghĩa sẽ ngày càng được khai sáng và vinh danh đến muôn đời.

Trong chương trình học Ngữ Văn 9, phần bài Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một nội dung quan trọng các em cần quan tâm và trau dồi kiến thức của mình.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button