Giáo dục

BIỂU TƯỢNG CỦA CAMPUCHIA

Những biểu trưng riêng của đất nước Campuchia

Vương quốc Campuchia còn có tên gọi khác
là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán – Việt
của từ “Khmer”), nằm trên bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam Á. Phía
Nam giáp với Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp Thái Lan, phía Bắc giáp Lào
và phía Đông giáp Việt Nam.

Công trình biểu tượng của Campuchia
Công trình biểu tượng của Campuchia

Vương quốc Campuchia là một trong số ít
những quốc gia có nền chính trị Quân chủ lập hiến còn tồn tại cho đến
ngày nay. Ở xứ sở Campuchia, Đức Vua là người có quyền hành cao nhất,
thông qua Lập pháp và việc Hành pháp là do Chính phủ, đứng đầu là Thủ
tướng.

Hiện nay, Campuchia quy định về Quy kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Quốc hoa – biểu tượng đặc trưng của đất nước mình như sau:

QUỐC KỲ CAMPUCHIA

This post: BIỂU TƯỢNG CỦA CAMPUCHIA

Quốc kỳ Campuchia được chọn lại từ năm 1993, sau khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử đưa quốc gia này trở về thời kỳ quân chủ.

QUỐC KỲ CAMPUCHIA

Trên lá cờ có ba sọc ngang màu xanh biển
và đỏ cùng hình Angkor Wat màu trắng ở giữa là biểu tượng của nền văn
hóa Campuchia. Màu xanh trên cờ là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết,
tình nghĩa anh em, đồng thời là tượng trưng cho nhà vua của đất nước
Campuchia. Còn màu đỏ biểu trưng cho lòng dũng cảm của toàn thể nhân dân
Campuchia.

Quốc kỳ Campuchia là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất hiện một công trình xây dựng đó là Angkor Wat. Biểu tượng Angkor Wat trên cờ Campuchia chính là biểu trưng của vương quốc Campuchia. Đây được biết đến là công trình tôn giáo lớn bậc nhất trên thế giới, tượng trưng cho lịch sử lâu đời cũng như nền văn hóa rữ rỡ, cổ xưa của dân tộc Khmer. Hình Angkor Wat mang biểu tượng của sự thanh liêm, công lý cho nhân dân Campuchia, tượng trưng cho Phật giáo tiểu thừa.

QUỐC HUY CỦA CAMPUCHIA

QUỐC HUY CỦA CAMPUCHIA

Quốc huy Campuchia – biểu tượng hoàng
gia của Campuchia, là biểu tượng thể hiện chế độ quân chủ tại Campuchia.
Nó tồn tại khi thành lập Vương quốc Campuchia độc lập năm 1953. Nó được
biểu trưng như là lá cờ của Hoàng gia và biểu tượng của Quốc Vương
Campuchia.

Biểu tượng này đã từng bị xóa bỏ dưới thời Cộng hòa Khmer (1970-1975) và được khôi phục lại vào năm 1993 dưới triều vua Norodom Sihanouk.

QUỐC CA CỦA CAMPUCHIA

Nokor Reach (tiếng Khmer: បទនគររាជ, Vương quốc huy hoàng) là quốc ca của Cao Miên. Bài hát này do Chuon Nath viết dựa trên một làn điệu dân ca Khmer. Nó được công nhận là quốc ca năm 1941 và được khẳng định lại vào năm 1947. Tuy nhiên, khi đảo chính của Lon Nol nổ ra năm 1970, nó bị thay thế bởi quốc ca của thể chế Cộng hòa Khmer. Sau khi Khmer Đỏ giành chính quyền năm 1975, các biểu tượng hoàng gia bao gồm quốc ca được phục dựng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một bài ca khác, Dap Prampi Mesa Chokchey (ngày 17 tháng Tư vẻ vang), được đưa lên làm quốc ca mới cho chế độ Campuchia Dân chủ. Sau khi thể chế này bị lật đổ (1979), Cộng hòa Nhân dân Campuchia lên thay, cũng không sử dụng lại bài này. Mãi cho đến khi cuộc tổng tuyển cử Cao Miên 1993 kết thúc với chiến thắng thuộc về đảng bảo hoàng FUNCINPEC, bài Nokor Reach cùng quốc kỳ của Vương quốc Campuchia mới được phục hồi như cũ.

QUỐC CA CỦA CAMPUCHIA

Lời của Quốc ca Campuchia rất hào hùng, được phiên dịch theo tiếng Việt như sau:

“Trời cao giúp đỡ che chở Quốc vương chúng ta,
Ban cho hạnh phúc và vinh quang,
Canh giữ làm chủ linh hồn và vận mệnh chúng ta.
Tổ tiên truyền lại cơ đồ sự nghiệp đời đời,
Ngẩng cao tự hào vương quốc cổ xưa.

Miếu đền đang ngủ sâu kín giữa rừng,
Nhớ thời kỳ vinh quang đại vương quốc,
Dân tộc Khmer kiên cường như bàn thạch.
Chúng ta tin tưởng vào vận mệnh Kampuchea,
Thử thách Đế chế qua nhiều thời đại.

Tấm tắc ngợi ca từ trên Phật tháp,
Kể lại hồi ức Phật giáo huy hoàng,
Chúng ta trung thành tín ngưỡng của tổ tiên.
Vì thế, trời đất sẽ giúp phát triển phồn vinh,
Campuchia, Đại vương quốc”.

HOA SỨ RUMDUL – QUỐC HOA CAMPUCHIA.

Hoa sứ Rumdul có tên khoa học là
Mitrella mesnyi – Melodorum fruticosum, cây cao từ 8-15m, đường kính từ
20-30 cm. Rumdul có mặt ở hầu hết các đường phố Campuchia và là Quốc hoa
của đất nước này. Hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh, có 3 cánh
xòe 3 cánh úp, các cánh xen kẽ đều nhau.

Trái Rumdul ăn được và khi chín trái sẽ có màu đỏ – đen rất ấn tượng, hương thơm quyến rũ vào cuối buổi chiều và buổi tối, đây là điểm lôi cuốn mạnh mẽ khiến người ta say mê.

HOA SỨ RUMDUL - QUỐC HOA CAMPUCHIA

Nhiều thế kỷ qua, hoa Rumdul thường được
ví von với những cô gái Khmer: luôn vui vẻ, dí dỏm và toát lên vẻ đẹp
thanh tao, duyên dáng. Khi hòa mình trong vũ điệu truyền thống Apsara,
họ giống như những nàng tiên vui đùa với cây cỏ, mang đến sự sinh sôi
nảy nở cho muôn loài.

Rumdul có hương thơm rất đặc biệt, mùi hương ngọt ngào thoáng xa hàng ngàn cây số nên hoa được dùng để cất dầu thơm và dầu trị bệnh. Thân cây vừa cung cấp gỗ vừa cung cấp củi. Rumdul có nét đẹp mộc mạc, giản dị, màu sắc không bắt mắt thu hút như những loài hoa khác nhưng lại có một sức mạnh thần kì, có thể lưu lại hình ảnh lâu nhất, sâu nhất với bất kì ánh mắt nào vô tình chạm phải những cánh hoa. Cũng chính cái hương thơm quyến rũ, cái nét vừa nhẹ nhàng, tao nhã lại vừa tươi mới thêm chút hóm hỉnh mà hoa sứ Rumdul từ lâu đã trở thành đề tài của thi ca và âm nhạc ở Campuchia.

Angkor Wat là công trình biểu tượng của Campuchia

Angkor Wat (tiếng Khmer អង្គរវត្ត)

Angkor Wat, quần thể đền đài tại Angkor, Siem Reap, Campuchia là di tích
tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 160 ha (có tài liệu ghi khoảng 200
ha), được xem là đỉnh cao phong cách kiến trúc Khmer. Theo History,
Angkor Wat do vua Suryavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ 12 để thờ
Vishnu, một vị thần Hindu, đến cuối thế kỷ 12 thì trở thành ngôi chùa
Phật giáo.

Lonely Planet khẳng định Angkor Wat là trái tim và linh hồn, là niềm tự hào của người dân Campuchia. Công trình xuất hiện ở vị trí trung tâm quốc kỳ, khiến Campuchia là quốc gia duy nhất thiết kế quốc kỳ có hình ảnh công trình xây dựng. 

Năm 1992, UNESCO công nhận Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới. Ngoài Angkor Wat, Campuchia nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như đền Bayon với những khuôn mặt của thần Lokesvara (Quán Thế Âm), nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom hay chùa Wat Phnom. Những công trình này khiến Campuchia được biết đến với biệt danh đất nước chùa tháp, tương tự Thái Lan, Myanmar.

CUNG ĐIỆN HOÀNG GIA

Tọa lạc tại bờ Tây của ngã tư các phân nhánh sông Mekong, trên một khuôn viên rộng 500 x 800m, Cung điện Hoàng gia Campuchia có cổng chính nằm trên đường Sothearos nhìn ra bờ sông, cách đường 240 khoảng 100m về hướng Bắc. Đây là một quần thể kiến trúc tráng lệ, bao gồm cả Wat Preah Keo Morakat quen được du khách biết đến với tên gọi “Chùa Bạc – Chùa Vàng”, tạo thành biểu tượng độc đáo của Vương quốc Campuchia…

Quần thể cung điện hoàng gia

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button