Giáo dục

Bài thơ Mây và sóng

“Mây và sóng” của Ta-go đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Bài thơ Mây và sóng
Bài thơ Mây và sóng

Hôm nay, Mầm Non Ánh Dương sẽ giới thiệu đôi nét về Ta-go, nội dung bài thơ Mây và sóng. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

This post: Bài thơ Mây và sóng

Bài thơ Mây và Sóng

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những người sống trong sóng nước gọi con:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao gặp được các người?”
Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển
Và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
Là em sẽ được đưa lên trên làn sóng”
Con bảo: “Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ –
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.
Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.

I. Đôi nét về tác giả Ta-go

– R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

– Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

– Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

– Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

– Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

– Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

II. Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non – tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3. Thể thơ

Bài thơ Mây và sóng được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Nội dung

Bài thơ “Mây và sóng” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

5. Nghệ thuật

Hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé…

Xem thêm Bài thơ Mây và sóng

“Mây và sóng” của Ta-go đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Bài thơ Mây và sóng
Bài thơ Mây và sóng

Hôm nay, Mầm Non Ánh Dương sẽ giới thiệu đôi nét về Ta-go, nội dung bài thơ Mây và sóng. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

This post: Bài thơ Mây và sóng

Bài thơ Mây và Sóng

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những người sống trong sóng nước gọi con:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao gặp được các người?”
Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển
Và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
Là em sẽ được đưa lên trên làn sóng”
Con bảo: “Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ –
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.
Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.

I. Đôi nét về tác giả Ta-go

– R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

– Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

– Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

– Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

– Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

– Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

II. Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non – tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3. Thể thơ

Bài thơ Mây và sóng được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Nội dung

Bài thơ “Mây và sóng” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

5. Nghệ thuật

Hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé…

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button