Giáo dục

Bài thơ: Bác ơi

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng tiếc thương trước sự qua đời của Bác. Bài thơ “Bác ơi!” được ra đời trong những ngày lễ tang ấy như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

Tài liệu giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Bác ơi” được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo!

This post: Bài thơ: Bác ơi

I. Nội dung bài thơ “Bác ơi!”

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

II. Đôi nét về nhà thơ Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

– Các tác phẩm chính:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1947 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
  • Một tiếng đờn (1978 -1992)
  • Ta với ta (1992 – 1999)
  • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)

III. Giới thiệu về bài thơ “Bác ơi!”

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng tiếc thương trước sự qua đời của Bác.

– Bài thơ “Bác ơi!” được ra đời trong những ngày lễ tang ấy như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

2. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Ra trận” (1962 – 1971)

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác Hồ.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Phần 3. Còn lại. Tình cảm của nhân dân dành cho Bác và lời hứa trung thành với Người.

Xem thêm Bài thơ: Bác ơi

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng tiếc thương trước sự qua đời của Bác. Bài thơ “Bác ơi!” được ra đời trong những ngày lễ tang ấy như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

Tài liệu giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Bác ơi” được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo!

This post: Bài thơ: Bác ơi

I. Nội dung bài thơ “Bác ơi!”

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

II. Đôi nét về nhà thơ Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

– Các tác phẩm chính:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1947 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
  • Một tiếng đờn (1978 -1992)
  • Ta với ta (1992 – 1999)
  • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)

III. Giới thiệu về bài thơ “Bác ơi!”

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng tiếc thương trước sự qua đời của Bác.

– Bài thơ “Bác ơi!” được ra đời trong những ngày lễ tang ấy như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

2. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Ra trận” (1962 – 1971)

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác Hồ.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Phần 3. Còn lại. Tình cảm của nhân dân dành cho Bác và lời hứa trung thành với Người.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button