Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu số 1
This post: Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu số 1
I. Dàn ý Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân (1920- 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông có những trang viết đặc sắc và độc đáo về phong tục và đời sống làng quê với những am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của người nông dân, nổi bật trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
– “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được in trong tập “Con chó xấu xí” viết về người nông dân trong tình trạng thê thảm của nạn đói năm 1945 với bản chất tốt đẹp, lương thiện.
2. Thân bài
– Nhan đề: “Vợ nhặt”
+ Độc đáo, gây ấn tượng mạnh, thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói năm 1945, bộc lộ sự cưu mang, khát vọng sống, và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
– Tình huống truyện:
+ Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện là tình thế, thể hiện tính cách nhân vật, số phận nhân vật, qua đó, thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
+ Tình huống truyện trong “Vợ nhặt”: Bắt đầu ở thời điểm cái đói mà tác giả gọi là hiểm họa tràn đến, phản ánh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Trong không gian thê thảm của nạn đói, tình huống Tràng lấy vợ đã tạo nên cảnh vừa bi vừa hài, chỉ mấy câu bông đùa mà lấy được vợ thật.
+ Ý nghĩa tình huống truyện: Tình huống truyện cho thấy tính nhân bản và tình cảm nhân đạo, hoàn cảnh đã làm thay đổi con người, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng.
– Phân tích nhân vật:
a. Nhân vật Tràng:
– Tràng là người nông dân có cuộc sống nghèo khổ:
+ Tên gọi, ngoại hình:
~ Tên gọi: Gợi sự lam lũ, vất vả, tên của một dụng cụ lao động.
~ Ngoại hình: “Hai con mắt gà gà đắm vào bóng chiều”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “bộ mặt thô kệch”, “cái đầu trọc nhẵn”, “cái lưng thô kệch”.
+ Tính cách:
~ “Hay ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”, “vừa đi vừa nói nhảm”, “đối tượng bông đùa của những đứa trẻ ngụ cư”, “tính tình ngờ nghệch”.
+ Hoàn cảnh sống:
~ Nơi ở: “Cái nhà vắng teo, nhiều búi cỏ dại trong nhà”
~ Là người dân xóm ngụ cư, gia cảnh thuộc hạng cùng đinh.
– Vẻ đẹp tâm hồn Tràng
+ Nhân hậu, có tính thương người:
+ Khao khát hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi.
+ Thay đổi theo hướng tích cực sau khi lấy vợ.
+ Có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
-> Tràng là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tính yêu thương, khao khát mái ấm gia đình và có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
b. Nhân vật người “vợ nhặt”:
– Tên gọi, lai lịch, gốc gác của người “vợ nhặt”:
+ Tên gọi: Nhân vật này không có tên, được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “người con dâu”, đây là cách gọi khiến cho tính khái quát càng rộng, trong hoàn cảnh bấy giờ có muôn vàn người đàn bà rơi vào cảnh ngộ đáng thương như thế.
+ Lai lịch, gốc gác: Không được giới thiệu cụ thể, không ai biết gốc tích của chị, “ngồi vêu ra ở cửa kho, nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có việc gì gọi đến thì làm”.
+ Người “vợ nhặt” không quê hương, không quá khứ, một thân phận lênh đênh,trôi dạt trong thảm họa đói khát.
– Ngoại hình: Miêu tả rất tỉ mỉ:
+ “Cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”.
+ Tác giả quay lại lần thứ hai gặp Tràng: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
-> Người phụ nữ đã phải chịu đói nhiều ngày, sự đói khát đã làm chị mất đi những nét nữ tính.
– Cử chỉ, hành động:
+ Cử chỉ: “điệu bộ chao chát, chỏng lỏn mất hết vẻ dịu dàng, nữ tính”.
+ Hành động:
~ Lần đầu nghe câu hò của Tràng: “Ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “Thị liếc mắt, cười tít”.
~ Lần khác gặp lại Tràng: sưng sỉa, trách móc “điêu, người thế mà điêu”.
~ Khi được Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sang lên”, “Thị ngồi sà xuống ăn thật, thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì, ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở”.
~ Cái đói thử thách nhân cách của người phụ nữ thật ghê gớm, nạn đói như một cơn lũ khủng khiếp.
– Diễn biến tâm lí người “vợ nhặt” sau khi theo Tràng về nhà.
+ Người “vợ nhặt” mang vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, đúng mực.
+ Niềm lạc quan: Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
-> Người “vợ nhặt” đã góp phần thể hiện được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
c. Nhân vật bà cụ Tứ:
– Bà cụ Tứ là người phụ nữ nghèo khổ:
+ Dáng vẻ gầy gò.
+ Có cảnh ngộ đáng thương.
– Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng nhặt được vợ:
+ Sự ngạc nhiên khi có người theo không Tràng về làm vợ.
+ Niềm vui mừng khi con trai lấy được vợ.
+ Tâm trạng tủi hổ và lo lắng về tương lai.
+ Chi tiết “bát cháo cám”.
+ Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
-> Bà cụ Tứ là điển hình về người mẹ nông dân nghèo khổ, từng trải, thương con, hiểu biết, nhân hậu và bao dung.
d. Đặc sắc nghệ thuật:
– Nhan đề độc đáo.
– Tình huống truyện đặc sắc, éo le.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật trần thuật.
e. Giá trị tác phẩm:
– Giá trị nhân đạo:
+ Dựng lại bức tranh hiện thực đương thời.
+ Trân trọng, cảm thông trước số phận bi thảm của nhân vật.
+ Phát hiện và khẳng định vẻ đẹp con người.
+ Khám phá và chỉ ra con đường cách mạng cho người nông dân.
– Giá trị hiện thực:
+ Tái hiện được một thực trạng bi thảm của chế độ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Phản ánh chân thực số phận cũng quẫn của con người trong nạn đói.
+ Phản ánh hiện thực cơ bản đó là lòng người dân hướng tới cách mạng.
f. Đánh giá:
– Khẳng định tài năng sáng tác của tác giả, qua đó cho thấy sự đồng cảm của nhà văn đối với số phận đáng thương của nhân vật.
– Để lại cho chúng ta bài học về sự yêu thương, đùm bọc.
– Ngợi ca truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc ta.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ: Qua tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. Nhà văn đã tái hiện thành công bối cảnh nạn đói năm 1945 qua các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ với một niềm tin yêu, luôn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.
>> Xem thêm các mẫu Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân khác tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Chuẩn)
Kim Lân nói trong một bài phỏng vấn rằng “Cái đói là mỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ”. Có thể nói rằng đây chính là sự khác biệt nhất của Kim Lân so với các nhà văn hiện thực cùng thời ví như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng,… những cây bút phản ánh hiện thực tàn khốc và nhiều bi kịch. Các tác phẩm của Kim Lân cũng phản ánh hiện thực khắc nghiệt của xã hội cũ, tuy nhiên khác biệt ở chỗ tác giả đã từ chính những hoàn cảnh ngặt nghèo…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục