Dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
This post: Dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
I. Dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.
2. Thân bài
a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn
– Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.
– Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:
+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.
– Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn
– Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho các phần còn lại.
– Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.
– Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.
3. Kết bài
Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.
II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Chuẩn)
Xuyên suốt nền văn học Việt Nam, có những văn kiện ra đời nhằm phục vụ mục đích chính trị, quân sự, nhưng đồng thời cũng trở thành những tác phẩm văn học mẫu mực xứng tầm kiệt tác. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bằng ngòi bút sắc bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo nên một áng văn chính luận mẫu mực. Điều này đã được thể hiện rõ ngay từ phần mở đầu của tác phẩm.
Trong phần đầu tiên của tác phẩm, tác giả đã nêu lên nguyên lí chung của bản tuyên ngôn thông qua việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 với nội dung chính là khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người. Đó là quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại đây.
——————–HẾT——————-
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn học sinh cách xây dựng dàn ý Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em cũng có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 12 khác như: Hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập; Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn độc lập; Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập; Sức hấp dẫn và thuyết phục trong Tuyên ngôn độc lập,…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)