Giáo dục

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2020 – 2021 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề kiểm tra cuối học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp thầy cô giáo dễ dàng tham khảo, ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Đề thi Vật lý 11 học kì 2 cũng chính là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp cho các em học sinh lớp 11 ôn thi thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 lớp 11 sắp tới. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

This post: Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2020 – 2021 (Có ma trận, đáp án)

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 11

TRƯỜNG THPT ………..

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 11

Năm học 2020 – 2021

MÔN: Vật Lý – Ban cơ bản

Thời gian làm bài: 45phút;

Tên chủ đề Nhận biết(cấp độ 1) Thông hiểu(cấp độ 2) Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp(cấp độ 3) Cấp độ cao(cấp độ 4)
Chương IV: Từ trường

1.Từ trường

Nêu được định nghĩa và các tính chất của đường sức từ.

NLCB: Tái hiện kiến thức.

(1,5 điểm)

2.Phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

-Sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực từ và chiều của từ trường.

NLCB: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tái hiện kiến thức.

(1,0 điểm)

-Vận dụng được công thức tính lực từ để làm bài tập.

NLCB: phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán.

(1,5 điểm)

3. Cảm ứng từ. Định luật Am-pe.

4. Từ trường của một dòng điện có hình dạng đơn giản.

-Biết cách vận dụng công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng để làm bài tập.

NLCB: phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán và năng lực đổi đơn vị.

(1,5 điểm)

-Biết cách vận dụng công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng để làm bài tập ở mức độ cao hơn.

NLCB: phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán và năng lực đổi đơn vị.

(1,0 điểm)

5. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị Am-pe.

6. Lục Lo-ren-xơ.

– Nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của lực Lo-ren-xơ.

NLCB: Tái hiện kiến thức

(1,5 điểm)

Giải thích được các đại lượng trong công thức tính lực Lo-ren-xơ.

NLCB: Tái hiện kiến thức, sử dụng ngôn ngữ vật lí.

(0,5 điểm)

-Sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực Lo-ren-xơ.

NLCB: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tái hiện kiến thức.

(0,5 điểm)

7. Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường.

-Viết được công thức momen ngẫu lực từ trong các trường hợp cụ thể.

NLCB: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tái hiện kiến thức.

(1,0 điểm)

8. Sự từ hóa của các chất. Sắt từ.

9. Từ trường Trái Đất.

10. Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.

Tổng

3điểm (30%)

3điểm (30%)

3điểm (30%)

1điểm (10%)

10 điểm (100%)

Đề thi kì 2 lớp 11 môn Vật lý năm 2021

Câu 1 (2,0 điểm) Nêu đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của lực Lo-ren –xơ

Câu 2 (1,5 điểm) Thế nào là hiện tượng tự cảm. Viết công thức tính suất điện động tự cảm.

Câu 3 (1,5 điểm)

Dùng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ,lực Lo-ren-xơ, chiều cảm ứng từ trong các hình vẽ sau:

Câu 4( 1 điểm) Khi một vòng dây dẫn kín chuyển động song song với đường sức của từ trường đều, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có giá trị là bao nhiêu?Tại sao?

Câu 5( 3điểm): Một ống dây điện hình trụ chiều dài 62,8cm quấn 1000 vòng dây. Mỗi vòng dây có S = 50 cm2 . Cường độ dòng điện bằng 4A.

a. Xác định độ lớn cảm ứng từ B trong lòng ống dây.

b. Xác định từ thông qua ống dây.

Từ đó suy ra độ tự cảm của ống dây. Bên trong lòng ống dây là chân không, điện trở ống dây nhỏ.

Câu 6 (1 điểm)Hai dòng điện có cường độ I1 = 12 A; I2 = 18 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, song song, cách nhau a = 5 cm trong chân không, ngược chiều nhau.Tìm quỹ tích các điểm tại đó cảm ứng từ bằng 0.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 11

Câu

Nội dung

Điểm

1(2,0 điểm)

*Các đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của lực Lo-ren-xơ:

-Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ vận tốc của hạt mang điện và vectơ cảm ứng từ tại điêm khảo sát.

0.5

-Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái.

0.5

-Độ lớn: mathrm{f}=|mathrm{q}| mathrm{v} mathrm{B} sin alpha

0.5

Giải thích:

f: lực lo-ren-xơ (N).

q: điện tích (C)

v: vận tốc của hạt điện tích (m/s)

B: cảm ứng từ (T)

alpha: góc hợp bởi vectơ vận tốc và vectơ cảm ứng từ.

0.5

Câu 2 (1,5 điểm)

Lực từ overrightarrow{mathrm{F}} tác dụng lên các phần tử dòng điện mathrm{I} vec{ell} đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là overrightarrow{mathrm{B}} :

-Có điểm đặt vuông góc tại trung điểm của ell;

-Có phương vuông góc với vec{ell} và overrightarrow{mathrm{B}};;

-Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái;

-Có độ lớn: mathrm{F}=mathrm{I} ell mathrm{B} sin alpha

alpha là góc tạo bởi vec{ell}overrightarrow{mathrm{B}}

0.25

0.25

0.25

0.5

0.25

3(1,5 điểm)

Hình 1 Hình 2 Hình 3

0.5/ Hình

4(1 diểm)

Suất điện động cảm trong vòng dây bằng không.

Vì suất điện động cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của từ thông. Ở đây từ thông qua vòng dây không thay đổi (luôn bằng 0), nên suất điện động cảm ứng bằng không.

0.5

0.5

5(3điểm)

a)Cảm ứng từ trong ống dây là:

B=4 pi cdot 10^{-7} frac{N}{l} I=4 pi cdot 10^{-7} cdot frac{1000}{0,628} cdot 4=8.10^{-3} T

b)Từ thông qua ống dây:

phi=N B S=1000.8 .10^{-3} .50 .10^{-4}=0,04 W b

c) Độ tự cảm của ống dây:

L=frac{phi}{i}=frac{0,04}{4}=0,01

1.0

1.0

1.0

6 (1 điểm)

Gọi N là điểm mà tại đó overrightarrow{mathrm{B}}

Suy ra overrightarrow{mathrm{B}},cùng phương, ngược chiều nên N phải nằm ngoài khoảng I1, I2; và B1=B2.

2.10^{-7} cdot frac{mathrm{I}_{1}}{mathrm{r}_{1}}=2.10^{-7} cdot frac{mathrm{I}_{2}}{mathrm{r}_{2}}

Rightarrow mathrm{r}_{2}=frac{mathrm{I}_{2}}{mathrm{I}_{1}} mathrm{r}_{1}=1,5 mathrm{r}_{1}

N ở ngoài khoảng I1, I2 và bên trái I1.

Mặt khác r1 + 5 = 1,5r1 => r1 = 10 cm.

Vậy quỹ tích các điểm tại đó cảm ứng từ bằng 0 là đường thẳng song song, đồng phẳng với 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách I1 10 cm.

0.25

0.25

0.25

0.25

*

…………….

Mời các bạn tham khảo thêm những đề thi khác tại file dưới đây!

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button