Giáo dục

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị: phương pháp giải & bài tập

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị: phương pháp giải & bài tập

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (toán rút về đơn vị ) học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 3. Đây là phần kiến thức trọng tâm của chương trình. Bài viết hôm nay, Mầm Non Ánh Dương sẽ tổng hợp các dạng toán rút về đơn vị, phương pháp giải từng dạng Toán cùng bài tập vận dụng. Hãy cùng theo dõi bạn nhé !

I. LÝ THUYẾT VỀ BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

This post: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị: phương pháp giải & bài tập

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị là dạng toán buộc học sinh phải tìm một phần tương ứng trong những phần bài toán đã cho để rồi lấy số cần tìm nhân hay chia (tùy dạng toán) với một phần đã rút ở trên đó.

Ví dụ 1 (dạnh 1): Có 9 thùng dầu như nhau chứa 414 lít. Hỏi 6 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?

Tóm tắt:

  • 9 thùng: 414 lít
  • 6 thùng: ? lít

Bài giải

  • Số lít dầu chứa trong một thùng là: 414 : 9 = 46 (l)
  • Số lít dầu chứa trong 6 thùng là: 46 x 6 = 276 (l)

Đáp số: 276 lít

Ví dụ 2(dạng 2): Có 72 kg gạo đừng đều trong 8 bao. Hỏi 54 kg gạo đựng đều trong bao nhiêu bao như thế?

Tóm tắt:

  • 72 kg gạo: 8 bao
  • 54 kg gạo: ? bao

Bài giải

Số gạo đựng trong mỗi bao là: 72 : 8 = 9 (kg)

Số bao chứa 54 kg gạo là: 54 : 9 = 6 (bao)

Đáp số: 6 bao

II. CÁC DẠNG TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị có 2 dạng:tìm giá trị các đơn vị và tìm số đơn vị. Mỗi dạng toán đều có phương pháp giải khác nhau. Cùng tìm hiểu  chi tiết bạn nhé !

1. Dạng 1: Bài toán tìm giá trị các đơn vị (giải bằng phép tính chia và phép tính nhân)

Phương pháp giải:

+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia.

+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân.

Ví dụ: Có 8 gói kẹo như nhau đựng 400 viên kẹo. Hỏi có 5 gói kẹo như thế đựng bao nhiêu viên keọ?

Tóm tắt:

8 gói: 400 viên kẹo

5 gói: ? viên kẹo?

Bài giải:

Một gói kẹo có số viên kẹo là : 400 : 8 = 50 (viên)

5 gói kẹo có số viên là : 50. 5 = 250 (viên)

Đáp số: 250 viên

Dạng 2: Tìm số phần (giải bằng 2 phép tính chia)

Phương pháp giải:

+ Bước 1: Tìm giá trị 1 đơn vị (giá trị 1 phần – Đây là bước rút về đơn vị, thực hiện phép chia).

+ Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị – phép chia).

Ví dụ: Có 360 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau. Số sách ở mỗi ngăn có là bao nhiêu quyển?

Bài giải:

Mỗi tủ có số sách là: 360 : 2 = 180 (quyển)

Mỗi ngăn có số sách là: 180 : 3 = 60 (quyển)

Đáp số: 60 quyển

III. CÁCH PHÂN BIỆT 2 DẠNG BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

-Bước 1: Rút về đơn vị – tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau)

-Bước 2:

  • Dạng 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân)
  • Dạng 2: Tìm số phần (làm tính chia)

Do đó học sinh hay nhầm lần giữa bước 2 của hai kiểu bài, kể cả học sinh khá giỏi.

– Bước 1: Rút về đơn vị

– Bước 2: So sánh đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm

+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm khác nhau thì làm phép chia

+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm giống nhau thì làm phép nhân.

Khi đọc đề bài toán rút về đơn vị các bạn chú ý để phân biệt bài toán thuộc dạng nào để làm cho đúng nhé !

IV. BÀI TẬP BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

1. Dạng 1: Bài toán tìm giá trị các đơn vị

Bài 1. Có 234kg đường chia đều vào 6 túi. 8 túi như vậy có số đường là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Mỗi túi có số kg đường là: 234 : 6 = 32 (kg)

8 túi có số đường là: 8 x 32 = 256 (kg)

Đáp số: 256 kg

Bài 2. 7 bao xi măng nặng 350kg. Mỗi vỏ bao nặng 200g. 5 bao xi măng như thế có khối lượng xi măng là bao nhiêu kilôgam?

Hướng dẫn:

Mỗi bao xi măng nặng số ki lô gam là: 350 : 7 = 50 (kg)

5 bao xi măng có số ki lô gam là: 5 x 50 = 250 (kg)

Đáp số: 250kg

Bài 3: Có 9 hộp kẹo như nhau chứ tổng cộng 144 viên kẹo, người ta chia cho các em thiếu nhi, mỗi em 4 viên thì hết 8 hộp. Hỏi có bao nhiêu em thiếu nhi được chia kẹo?

Hướng dẫn:

Mỗi hộp chứa số viên kẹo là: 144 : 9 = 16 (viên)

8 hộp có số viên kẹo là: 8 x 16 = 128 (viên)

Số em thiếu nhi được chia kẹo là: 128 : 4 = 32 (em)

Đáp số: 32 em

Bài 4: Có 7 thùng dầu, mỗi thùng có 12 lít. Nếu lấy số dầu trên chia đều vào các thùng 4 lít thì chia được bao nhiêu thùng?

Hướng dẫn:

Tổng số dầu là: 7 x 12 = 84 (lít)

Số thùng chia đều là: 84 : 4 = 21 (lít)

Đáp số: 21 lít

Bài 5: Một cửa hàng nhập về 168 bao đường và chia đều vào 3 kho, sau đó lại nhập thêm vào mỗi kho 16 bao đường và bán hết số bao đường trong 2 kho. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu bao đường

Hướng dẫn:

Lúc đầu nhập về mỗi kho số bao đường là: 168 : 3 = 56 (bao)

Mỗi kho lúc sau có số bao đường là: 56 + 16 = 72 (bao)

Cửa hàng đã bán hết số bao đường là: 2 x 72 = 144 (bao)

Đáp số: 144 bao

Bài 6: Lan có 6 hộp kẹo, Lan cho bạn 24 viên kẹo thì Lan còn lại 4 hộp kẹo nguyên. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo?

Hướng dẫn:

24 viên kẹo ứng với số hộp kẹo nguyên là: 6 – 4 = 2 (hộp)

Mỗi hộp có số viên kẹo là: 24 : 2 = 12 (viên)

Lan có tất cả số viên kẹo là: 12 x 6 = 72 (viên)

Đáp số: 72 viên

Bài 7: Lúc đầu có 5 xe tải chở tổng cộng 210 bao đường vào kho, sau đó có thêm 3 xe nữa chở đường vào kho. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao đường được chở vào kho? (Biết các xe tải chở số bao đường bằng nhau)

Hướng dẫn:

Mỗi xe tải chở số bao đường là: 210 : 5 = 42 (bao)

3 xe chở được số bao gạo là: 3 x 42 = 126 (bao)

Tổng số bao đường được chở vào kho là: 210 + 126 = 336 (bao)

Đáp số: 336 bao đường

Bài 8: Một cửa hàng có 6 hộp bút chì như nhau đựng tổ cộng 144 cây bút chì, cửa hàng đã bán hết 4 hộp bút chì. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cây bút chì?

Hướng dẫn:

Mỗi hộp bút đựng số cây bút là: 144 : 6 = 24 (cây)

Cửa hàng đã bán hết số bút chì là: 4 x 24 = 96 (cây)

Cửa hàng còn lại số bút chì là: 144 – 96 = 48 (cây)

Đáp số: 48 cây bút chì

Bài 9. Có hai xe chở hàng, xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai 400kg gạo. Xe thứ nhất chở 8 bao gạo, xe thứ hai chở 6 bao gạo. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Hướng dẫn:

Số bao gạo xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai là:

8 – 6 = 2 (bao)

Mỗi bao gạo chứa số gạo là:

400 : 2 = 200 (kg)

Xe thứ nhất chờ được số gạo là:

200 × 38 = 1600 (kg)

Xe thứ hai chở được số gạo là:

200 × 6 = 1200 (kg).

Đáp số: Xe thứ nhất: 1600kg;  Xe thứ hai: 1200kg.

Dạng 2: Tìm số phần

Bài 1. Hùng có 56 nghìn đồng mua được 8 quyển truyện tranh cùng loại, Dũng có ít hơn Hùng 21 nghìn đồng. Hỏi Dũng mua được bao nhiêu quyển truyện tranh như thế?

Hướng dẫn: 

Giá tiền mỗi quyền truyện là:

56 : 8 = 7 (nghìn đồng)

Dũng có số tiền là:

56 – 21 = 35 (nghìn đồng)

Số quyển truyện Dũng có thể mua được là:

35 : 7 = 5 (quyển).

Đáp Số: 5 quyền.

Bài 2. Biết rằng cứ 5 gói kẹo như nhau thì đếm được 40 viên. Hỏi muốn chia cho 36 em thiếu nhi, mỗi em 6 viên kẹo thì phải mua tất cả bao nhiêu gói kẹo?

Hướng dẫn:

Mỗi gói kẹo chứa số viên kẹo là:

40 : 5 = 8 (viên)

Số viên kẹo cần có để chia cho các em thiếu nhi là:

6 × 36 = 216 (viên)

Vậy số gói kẹo cần mua là:

216 : 8 = 27 (gỏi).

Đáp số: 27 gói kẹo.

Bài 3: Một cửa hàng có một số thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 72 lít, người ta thêm vào số dầu đó 3 thùng thì số dầu có tất cả là 99 lít. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu thùng dầu?

Hướng dẫn:

3 thùng có số lít dầu là: 99 – 72 = 27 (lít)

Mỗi thùng chứa số lít dầu là: 27 : 3 = 9 (lít)

Lúc đầu cửa hàng có số thùng dầu là: 72 : 9 = 8 (thùng)

Bài 4: An có 64 viên bi chia đều thành 8 hộp, Bình có 48 viên bi cũng được chia vào các hộp như An. Hỏi Bình có ít hơn An bao nhiêu hộp bi?

Hướng dẫn:

Mỗi hộp có số viên bi là : 64 : 8 = 8 (viên)

Bình có số hộp bi là: 48 : 8 = 6 (hộp)

Bình có ít hơn An số hộp là: 8 – 6 = 2 (hộp)

Bài 5: Biết rằng cứ 5 gói kẹo như nhau thì đếm được 40 viên. Hỏi muốn chia cho 36 em thiếu nhi, mỗi em 6 viên kẹo thì phải mua tất cả bao nhiêu gói kẹo?

Hướng dẫn:

Mỗi gói kẹo có số viên: 40 : 5 = 8 (viên)

Số kẹo cần chia đủ cho 36 em là: 36 x 6 = 216 (viên)

Số gói kẹo cần là: 216 : 8 = 27 (gói)

Bài 6: Một cửa hàng có 6 thùng nước mắm như nhau chứa tổng cộng 54 lít. Cửa hàng đã bán hết 36 lít. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu thùng nước mắm?

Hướng dẫn:

Mỗi thùng chứa số nước mắm là: 54 : 6 = 9 (lít)

Cửa hàng bán hết số thùng nước mắm là: 36 : 9 = 4 (thùng)

Đáp số: 4 thùng

Bài 7. Huệ gấp 9 chiếc thuyền mắt 36 phút, Hoa gấp 6 chiếc thuyền mất 30 phút. Hỏi Huệ gấp 5 chiếc thuyền và Hoa gấp 4 chiếc thuyền thì ai gấp xong trước? (Biết hai bạn bắt đầu gấp thuyền cùng một lúc)

Hướng dẫn:

Thời gian Huệ gấp một chiếc thuyền là:

36 : 9 = 4 (phút)

Thời gian Hoa gấp một chiếc thuyền là:

30 : 6 = 5 (phút)                                                      

Thời gian để Huệ gấp 5 chiếc thuyền là:

4 × 5 = 20 (phút)

Thời gian đề Hoa gấp 4 chiếc thuyền là:

5 × 4 = 20 (phút)

Vậy nếu hai bạn cùng bắt đầu thì cả hai bạn sẽ xong cùng một lúc.

Trên đây, Mầm Non Ánh Dương đã tổng hợp lại các dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị: phương pháp giải & bài tập vận dụng. Hi vọng, chia sẻ cùng bài viết, bạn nắm vững hơn phần kiến thức Toán 3 rất quan trọng này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nhé ! 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button